Ngày đăng: 06-02-2017

Tổ chức sự kiện liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng sự kiện. Do vậy công tác tổ chức sự kiện đòi hỏi phải có một hệ thống kế hoạch đầy đủ, chi tiết và thống nhất cho toàn bộ các quá trình, các hoạt động có liên quan đến sự kiện. Như vậy, đối với mọi sự kiện từ lớn đến nhỏ, nhất thiết đều cần đến việc lập kế hoạch. Nghiên cứu về tổ chức sự kiện không thể không nghiên cứu các nội dung liên quan đến lập kế hoạch.

Theo dòng chảy thời gian của quá trình tổ chức sự kiện, sau khi đã thống nhất với nhà đầu tư sự kiện về chương trình sự kiện và được nhà đầu tư sự kiện phê duyệt về ngân sách tổ chức sự kiện. Giai đoạn tiếp theo của công ty tổ chức sự kiện chính là lập kế hoạch tổ chức sự kiện, kế hoạch tổ chức sự kiện bao gồm kế hoạch tổng thể để thực hiện cả chương trình và đạt được mục tiêu của sự kiện. Ngoài ra cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng công việc như: chuẩn bị các thủ tục, chuẩn bị địa điểm, chuẩn bị tổ chức phục vụ lưu trú, phương tiện vận chuyển, nhân lực…

Kinh nghiệm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

Kế hoạch tổ chức sự kiện là gì?

Nhiệm vụ hàng đầu của công ty tổ chức sự kiện đó là lập kế hoạch tổ chức sự kiện. Lập kế hoạch tổ chức sự kiện được hiểu là quá trình xác định trước các công việc một cách chi tiết theo một hệ thống nhất định dựa trên chương trình và ngân sách sự kiện đã được xác định.

Kế hoạch tổ chức sự kiện đó là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch tổ chức sự kiện. Kế hoạch tổ chức sự kiện có thể được hiểu là một bản thiết kế những nội dung, công việc của sự kiện (từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc sự kiện), được sắp xếp có khoa học theo một trình tự nhất định về thời gian, cho phép công ty tổ chức sự kiện triển khai có hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cũng như thực hiện được các nội dung công việc có trong sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức sự kiện.

Kế hoạch tổ chức sự kiện

Một bản kế hoạch tổ chức sự kiện được đánh giá trên hai mặt:

- Về hình thức, kế hoạch tổ chức sự kiện là tập văn bản được trình bày rõ ràng, sạch sẽ, có tính logic cao, có tính thuyết phục đảm bảo tính khả thi và tính hướng dẫn cho người sử dụng.

- Về nội dung, bản kế hoạch tổ chức sự kiện phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng; cần đề cập đầy đủ các hoạt động; công việc cần làm; tiến trình và thời gian chuẩn bị, triển khai; trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân; cũng như dự trù chi tiết về ngân sách để triển khai kế hoạch; các chỉ tiêu đánh giá kết quả của các hoạt động trong kế hoạch…

Kịch bản tổ chức sự kiện

Phân loại kế hoạch trong tổ chức sự kiện

Trong thực tế có nhiều cách phân loại kế hoạch nói chung, tuy nhiên do đặc thù của hoạt động tổ chức sự kiện chúng ta chỉ xem xét một số cách phân loại thường gặp sau:

Theo mức độ chi tiết (cấp quản lý, thực hiện) của kế hoạch có thể chia thành:

- Kế hoạch tổng thể: là kế hoạch liên quan đến toàn bộ nội dung trong quy trình tổ chức sự kiện, các nội dung trong kế hoạch thường mang tính định hướng.

- Kế hoạch chi tiết hoạt động: là kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động trong quy trình tổ chức sự kiện, các nội dung trong bản kế hoạch này mang tính chi tiết, cụ thể và đảm bảo tính cụ thể, hướng dẫn cao. Kế hoạch chi tiết hoạt động chính là kế hoạch triển khai các nội dung của kế hoạch tổng thể và thường được lập theo trình tự thời gian.

- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cá nhân: chỉ rõ mục tiêu và công việc cần làm của từng nhân viên tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân chính là kế hoạch triển khai một cách chi tiết nhất kế hoạch chi tiết hoạt động trong tổ chức sự kiện. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cá nhân cũng được lập theo trình tự thời gian.

Theo phương pháp lập kế hoạch

Có thể đề cập đến các loại thường áp dụng trong lập kế hoạch tổ chức sự kiện như:

- Kế hoạch "cuốn chiếu": Các hạng mục công việc thường được xâu chuỗi theo dòng chảy thời gian thống nhất, thực hiện hết hạng mục công việc này mới chuyển sang hạng mục công việc khác tiếp theo, các hạng mục công việc sẽ được thực hiện nối tiếp nhau. Kế hoạch "cuốn chiếu" thường được lập cho các hạng mục trong giai đoạn triển khai thực hiện sự kiện và trong trường hợp sự kiện chỉ có ít các nội dung cơ bản diễn ra. Ngoài ra nó cũng thường được áp dụng trong điều kiện công ty tổ chức sự kiện có thời gian dài, công việc được xâu chuỗi, các nguồn lực còn hạn chế. 

Nó có ưu điểm giúp công ty tổ chức sự kiện kiểm tra được các hoạt động, thực hiện các công việc theo kế hoạch tương đối thuận tiện, tuy nhiên nó thường đòi hỏi thời gian dài, không phù hợp với các sự kiện có nhiều nội dung đòi hỏi nguồn lực lớn và đa dạng về loại hình dịch vụ có trong sự kiện. 

- Kế hoạch "dòng chảy song song": được thực hiện bằng việc phân chia các hạng mục công việc ra thành các nhóm khác nhau, xâu chuỗi các công việc theo từng nhóm, tiến hành các hạng mục công việc theo trình tự trong các nhóm.

Mỗi nhóm công việc mang tính độc lập với nhau, có thể tiến hành song song với nhau. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, phù hợp cho các sự kiện có nhiều nhóm hạng mục công việc diễn ra đồng thời, song nhược điểm là việc kiểm soát, quản lý khá phức tạp, đòi hỏi công ty tổ chức sự kiện phải có nguồn lực tương đối lớn.

- Kế hoạch "hỗn hợp" là sự kết hợp giữa kế hoạch "cuốn chiếu" và kế hoạch "dòng chảy song song": kế hoạch này được thực hiện bằng cách xâu chuỗi một số hạng mục công việc chính với nhau thành một chuỗi công việc chủ yếu trong sự kiện (để thực hiện cuốn chiếu), các hạng mục công việc còn lại có thể cũng được xâu chuỗi lại, hoặc để nguyên. Trong quá trình sẽ tiến hành “song song“ chuỗi công việc chính với chuỗi (hoặc đơn lẻ) các hạng mục công việc bổ trợ.

Theo quy trình tổ chức sự kiện

Theo cách phân loại này có thể căn cứ vào các giai đoạn trong quy trình tổ chức sự kiện để chia thành:

- Kế hoạch chuẩn bị sự kiện
- Kế hoạch đón tiếp, khai mạc sự kiện
- Kế hoạch điều hành diễn biến sự kiện
- Kế hoạch khắc phục các sự cố phát sinh
- Kế hoạch bế mạc/ kết thúc sự kiện
- Kế hoạch cho các công việc sau sự kiện

Trong mỗi giai đoạn còn có thể chia nhỏ ra thành các kế hoạch chi tiết khác. Ví dụ: trong giai đoạn đón tiếp, khai mạc sự kiện có thể chia thành:

- Kế hoạch đón tiếp khách
- Kế hoạch khai mạc sự kiện...

Theo các nguồn lực tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện

Theo cách phân loại này, dựa trên các nguồn lực cần có trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện sự kiện, như:
- Kế hoạch về nhân sự
- Kế hoạch về địa điểm tổ chức sự kiện
- Kế hoạch về trang thiết bị
- Kế hoạch về an ninh, an toàn...

Nhìn chung, việc phân loại kế hoạch tổ chức sự kiện như trên cũng chỉ mang tính chất tương đối, việc lập kế hoạch theo mỗi cách phân loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn các loại kế hoạch tùy thuộc vào mục đích và các điều kiện khác của từng sự kiện cụ thể, cũng như còn phụ thuộc vào điều kiện, khả năng của công ty tổ chức sự kiện. Trong thực tế kế hoạch tổ chức sự kiện còn được lập dựa trên cơ sở tổng hợp tất cả các loại kế hoạch nói trên, điều cơ bản là đảm bảo tính khả thi, chi tiết trong thực hiện kế hoạch cũng như đạt được mục tiêu của sự kiện.

Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

Vai trò của kế hoạch trong tổ chức sự kiện

Kế hoạch tổ chức sự kiện đó là một bản thiết kế những nội dung tổng quát, được sắp xếp có khoa học theo một trình tự nhất định về thời gian cho phép công ty tổ chức sự kiện triển khai có hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cũng như thực hiện được các nội dung công việc có trong sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức sự kiện. Như vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức sự kiện. Các vai trò cơ bản của kế hoạch tổ chức sự kiện bao gồm:

- Cho phép công ty tổ chức sự kiện hình dung được một cách vừa hệ thống, vừa chi tiết các hạng mục công việc trong tổ chức sự kiện nhằm phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung sẽ có trong sự kiện.

- Giúp công ty tổ chức sự kiện xác định được tiến trình và thời gian chuẩn bị, triển khai các hạng mục công việc, cũng như tính toán được thời gian triển khai thực hiện các hạng mục công việc này. Từ đó đảm bảo tiến độ cho việc chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện sự kiện.

- Kế hoạch tổ chức sự kiện xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân; nên nó chính là cơ sở cho việc chuẩn bị, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả.

- Trong kế hoạch tổ chức sự kiện không thể thiếu nội dung xác định các sự cố phát sinh cũng như biện pháp đề phòng, khắc phục điều này giúp cho công ty tổ chức sự kiện tối thiểu hoá các tác động tiêu cực của sự cố và chủ động tiến hành các biện pháp khắc phục khi có những vấn đề phát sinh.

- Việc lập kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết sẽ giúp việc dự trù, tính toán và điều chỉnh dự toán ngân sách tổ chức sự kiện một cách đầy đủ chính xác hơn. Trong thực tế dự toán ngân sách tổ chức sự kiện được lập khi đã có chương trình của sự kiện, nhưng nó sẽ được điều chỉnh khi lập kế hoạch chi tiết và tiếp tục được điều chỉnh bổ sung khi kết thúc sự kiện.

Công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện có những vai trò hết sức quan trọng nêu trên, trong hoạt động tổ chức sự kiện ở các nước phát triển, công việc này thậm chí đã trở thành một lĩnh vực riêng trong tổ chức sự kiện. Có những nhân viên chuyên về lập kế hoạch tổ chức sự kiện (event planer), thậm chí trong tổ chức sự kiện có những trường hợp nhà đầu tư sự kiện chỉ thuê các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp lập chương trình, kế hoạch cho mình còn quá trình chuẩn bị, thực hiện sẽ do họ tự đứng ra đảm nhiệm.

 

Bài viết liên quan

6 chiến lược quảng cáo sự kiện thu hút hàng triệu người tham gia

Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và những kỹ năng cần trang bị

Thương hiệu Việt hồi sinh qua câu chuyện Biti's

Tổ chức và người làm truyền thông muốn tổ chức họp báo thì cần lưu ý gì? Các quy định cần biết

Yếu tố góp phần tạo thành công cho việc tổ chức lễ khai trương

06 sai lầm mắc phải khi tổ chức sự kiện khai trương và khánh thành

    Trang chủ Trang chủ
    Hotline Hotline
    Quote Quote
    Chat zalo Chat zalo
    Messenger Messenger