Ngày đăng: 18-05-2022

Một doanh nghiệp bắt đầu hình thành vào một thời điểm nào đó với một số nguồn tài nguyên (nhân lực, tài lực, vật lực…) và ước muốn sử dụng những nguồn tài nguyên này để đạt được một điều gì đó. Điều mà doanh nghiệp muốn đạt được tức là mục tiêu của doanh nghiệp vốn được mô tả như là một đích đến ước muốn và thường là dưới dạng một mức lợi nhuận làm hài lòng cổ đông cũng như chủ đầu tư. Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.

Mục tiêu của Marketing đối với doanh nghiệp

Mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp là thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số

Mục tiêu của Marketing đối với doanh nghiệp là gì?

- Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh và là mục tiêu quan trọng nhất trong các mục tiêu của chiến lược quảng cáo tiếp thị. Lợi nhuận là điều kiện vật chất để tái sản xuất mở rộng, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho người lao động. Lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất chi phối mọi hoạt động của các doanh nghiệp, chi phối các mục tiêu khác của Marketing. 

- Mục tiêu tăng cường thế lực trong kinh doanh: Thế lực trong kinh doanh thể hiện ở hệ thống các chỉ tiêu: mức độ tăng trưởng của số lượng hàng hóa và doanh số bán ra trên thị trường, tốc độ tăng thị phần, tỷ suất lợi nhuận, tăng mức độ tích luỹ, quy mô kinh doanh, khả năng liên doanh, liên kết với bên ngoài, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường... 

- Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: An toàn luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh an toàn là điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh phát triển ổn định và bền vững. Mọi rủi ro khó dự kiến trước sẽ gây nên những tổn thất to lớn trong kinh doanh cả trước mắt và lâu dài. Thị trường an toàn là thị trường có sự ổn định về an ninh chính trị, luật kinh doanh thông thoáng, quy mô thị trường lớn, giá cả thị trường ổn định và là thị trường mà doanh nghiệp có tiềm năng và thế mạnh so với những doanh nghiệp khác. 

Tuy nhiên, trong kinh doanh không phải lúc nào cũng vì mục tiêu an toàn mà bỏ qua những cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cao. Kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp thị, quảng cáo, tổ chức sự kiện, phân tích thông tin thị trường, phải mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để nắm bắt cơ hội kinh doanh và có phương án đề phòng, ngăn ngừa và khắc phục rủi ro . 

Ba mục tiêu của Marketing đối với doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, là điều kiện vật chất cơ bản cần thiết để thực hiện hai mục tiêu còn lại. Ngược lại, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao, môi trường kinh doanh an toàn sẽ làm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh số bán, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Trong trường hợp để chiếm lĩnh thị trường có thể doanh nghiệp bán với giá thấp và bị lỗ cũng chính là nhằm tạo điều kiện đưa doanh nghiệp đến với những cơ hội thu được lợi nhuận lớn hơn.

Xem thêm: Khách hàng là nguồn cảm hứng lớn lao cho doanh nghiệp

Bài viết liên quan

Agency Day 2023: Sự kiện bùng nổ của những “tảng băng chìm” ngành Marketing

Nghề Marketing: Đường đi không rải hoa hồng

Chiến lược phát triển thị trường và những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý

KHÁI QUÁT VỀ MARKETING TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Để tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu số

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020: Tăng trưởng 18%, quy mô gần 50 triệu người

    Trang chủ Trang chủ
    Hotline Hotline
    Quote Quote
    Chat zalo Chat zalo
    Messenger Messenger