Ngày đăng: 12-07-2018

Những xu hướng công nghệ tương lai đáng chú ý đã được Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng Mỹ (CTA) giới thiệu tại Triển lãm hàng điện tử lớn nhất thế giới CES 2018 tại Las Vegas.

Những xu hướng công nghệ đáng chú ý tại triển lãm CES 2018

Sau đây là 7 xu hướng công nghệ mà các giám đốc nghiên cứu thị trường của CTA, Lesley Rohrbaugh và Steve Koenig, đưa ra: 

1. 5G 

5G là một loại công nghệ không dây mà có thể bạn đã nghe báo chí đề cập đến gần đây. Công nghệ 5G ngày càng trở nên quan trọng vì nó cho phép truyền dẫn tốc độ cao hơn, tải dung lượng lớn hơn và giảm thời gian xử lý dữ liệu. 

Như vậy, các hệ thống sử dụng mạng 5G sẽ hoạt động thông suốt hơn và không còn độ trễ như trước. 

Ví dụ như băng thông điện thoại di động sẽ được mở rộng thêm; các hệ thống công nghiệp sẽ được đẩy mạnh và đảm bảo an toàn hơn; xe tự hành cũng sẽ an toàn hơn nhờ tốc độ xử lý dữ liệu tức thời, giúp xe có khả năng quyết định vận hành độc lập, nhanh chóng và trôi chảy như một người lái xe bình thường; hoạt động chăm sóc sức khoẻ như chẩn đoán và điều trị từ xa tức thời cũng sẽ tốt hơn nhờ khả năng truyền video 8K trong quá trình chẩn đoán và điều trị; hỗ trợ công nghệ thực tế ảo/thực tế ảo tăng cường (VR/AR). 

Vậy công nghệ 5G nhanh đến mức độ nào? Để so sánh, tải xuống một bộ phim dài 2 giờ thì với mạng 3G sẽ mất 26 giờ, mạng 4G có thể giảm xuống còn 6 phút nhưng đối với mạng 5G thì sẽ chỉ còn 3,6 giây mà thôi. 

2. Trí tuệ nhân tạo (AI) 

AI là công nghệ được nhắc đến rất nhiều trong năm 2017. Trong năm 2018, AI sẽ tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm, nhất là AI trong các hệ thống trợ giúp cá nhân kỹ thuật số. 

Trong lĩnh vực nhà thông minh, công nghệ AI sẽ có khả năng nhận biết được mong muốn và các hành vi khác nhau của người dùng. 

AI còn có khả năng học hỏi từ những dữ liệu mà nó thu thập được, giống như con người học hỏi từ trải nghiệm thực tế. AI thậm chí sẽ học làm được cả những việc mà con người không thể lập trình được cho nó. 

AI cũng đóng một vai trò quan trọng trong xe tự hành, đặc biệt là đối với khả năng nhận biết được những vật cản trên đường đi của xe, xử lý dữ liệu và hành động. AI trong xe tự hành được CTA dự báo đạt doanh thu 15,9 tỷ USD trong năm 2018, tăng 6% so với năm 2017. 

Ngoài ra, theo thống kê của CTA, các công ty bán lẻ hoạt động hiệu quả hơn nhiều nhờ công nghệ AI, qua việc giảm được chi phí 49%, tăng năng suất 44% và tăng doanh thu 43%. 

3. Robot 

Robot có vẻ như đóng vai trò lớn nhất trong ngành điện tử tiêu dùng. Một trong những robot được nhiều người nhắc tới tại CES 2018 là BUDDY của công ty Blue Frog Robotics. 

BUDDY là một người bạn robot đồng hành có thể kết nối, bảo vệ và tương tác với các thành viên trong gia đình. 

Cũng như BUDDY, robot Kuri của Mayfield Robotics cũng được mô tả như một người bạn của gia đình và có thể tự động nắm bắt được các khoảnh khắc cuộc sống thông qua nhận diện khuôn mặt. 

Ngoài ra còn phải kể tới các robot của Honda, được tạo ra với "Triết lý 3E" tức là Trao quyền - Trải nghiệm - Thấu cảm, là những robot có cảm xúc, cũng như BUDDY hay Kuri. 

4. Tri giác số - giao diện tự nhiên: 

Đáp ứng nhu cầu nâng cao tính bảo mật, giọng nói trở thành giao diện người dùng (UI) được yêu thích hơn cả. Điều này mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới và nhiều ứng dụng mới cho các nhà marketing. 

CTA cho rằng, các công nghệ nhận biết giọng nói sẽ trở thành kênh bán hàng quan trọng. Nghiên cứu của CTA cho thấy, trong 4 người mua hàng thì có 1 người đã dùng các "trợ lý ảo" với công nghệ nhận biết giọng nói để mua hàng trong kỳ lễ lạt cuối năm 2017 vừa rồi.

Ví dụ, người mua có thể ra lệnh cho trợ lý ảo Alexa Amazon tìm kiếm các món hàng mình cần và kết nối điện thoại để đặt hàng. 
Các chuyên gia cho rằng công nghệ nhận biết giọng nói sẽ trở thành một phần quan trọng hơn trong nhận diện thương hiệu -một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội kinh doanh. 

5. Nhận diện khuôn mặt trong lúc di chuyển 

Công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID của chiếc điện thoại iPhoneX hay việc chiếc xe hơi của bạn có khả năng nhận dạng mắt và mũi đã cho thấy công nghệ nhận diện khuôn mặt đang đóng vai trò ngày càng quan trọng, giúp các thiết bị nhận dạng chúng ta và nắm bắt được những điều ta mong muốn, mọi lúc mọi nơi. 

Theo nghiên cứu của CTA, người dùng ngày càng tin cậy công nghệ này để bảo mật những dữ liệu cá nhân. 

6. Thực tế ảo (VR) 

VR không phải là một xu hướng mới nhưng rất nên chú ý đến những ứng dụng mới nhất của nó. 

Khác với trước đây khi công nghệ này được dùng chủ yếu để kể chuyện nhằm mục đích giải trí thì giờ đây các doanh nghiệp và tổ chức đang cố gắng nắm bắt cơ hội tận dụng VR cho mục đích thương mại. 

Thực tế ảo cường điệu (AR) đang thâm nhập vào thế giới B2B (thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau). 

Ứng dụng có thể kể đến là của các doanh nghiệp như IKEA và Wayfair, dùng công nghệ này để thiết kế nhà cửa, ứng dụng của Apple và Google để tăng cường thêm trải nghiệm chơi games. 

7. Thành phố thông minh 

Từ những chiếc xe tự hành giao bánh pizza đến môi trường, hay tiêu thụ năng lượng, các thành phố thông minh là nơi xã hội và công nghệ gặp nhau. 

Ví dụ điển hình nhất cho sự tăng trưởng của thành phố thông minh là các ứng dụng giúp tăng cường an ninh và cải thiện dịch vụ công cộng. 

Tuy nhiên, điều này sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có sự phối hợp của các bên tham gia thị trường, các tổ chức và cả lãnh đạo địa phương.

Nguồn TTXVN

 

Bài viết liên quan

Giải quyết tình trạng tắc nghẽn dữ liệu trong mạng lưới Blockchain phi tập trung

OpenAI ra mắt tính năng tìm kiếm ChatGPT, bước vào cuộc cạnh tranh với Google và Microsoft

Ứng dụng AI AutoGLM có thể thay người dùng vận hành Smartphone

IBM, Google và nhiều công ty khác muốn đào tạo hàng triệu người về AI

Hiệp hội Blockchain Việt Nam thúc đẩy cộng đồng phát triển theo hướng chiến lược quốc gia

Blockchain có thể giúp chống lại AI giả mạo trong các đợt airdrop tiền điện tử và bầu cử

    Trang chủ Trang chủ
    Hotline Hotline
    Quote Quote
    Chat zalo Chat zalo
    Messenger Messenger