Ngày đăng: 25-10-2024

Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) cam kết góp phần thúc đẩy cộng đồng phát triển theo hướng nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn và tận dụng lợi ích của công nghệ blockchain trong chiến lược quốc gia.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam thúc đẩy cộng đồng phát triển theo hướng chiến lược quốc gia

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ban hành Chiến lược quốc gia về Blockchain ngày 22/10.

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc này nhằm xây dựng hạ tầng số hiện đại, bảo đảm an toàn dữ liệu và tạo nền tảng cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển bền vững.

Trong Chương trình hành động giai đoạn 2024-2030, Chính phủ đã đề ra 5 hành động trọng điểm: hoàn thiện khung pháp lý; phát triển hạ tầng và hệ sinh thái công nghiệp blockchain; xây dựng nguồn nhân lực; thúc đẩy phát triển và ứng dụng blockchain; và đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế. Các hoạt động này đều được phân công cụ thể cho các bộ, ngành chịu trách nhiệm thực hiện.

VBA, cùng các tổ chức nghề nghiệp khác, được giao trọng trách phát triển các nền tảng blockchain “Make in Việt Nam,” bao gồm xây dựng cơ chế vận hành và liên kết giữa các mạng blockchain trên hạ tầng của Việt Nam. Bên cạnh đó, VBA sẽ tập hợp các doanh nghiệp công nghệ số trong nước để xây dựng nền tảng blockchain, chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam thúc đẩy cộng đồng phát triển theo hướng chiến lược quốc gia

Ông Phan Đức Trung đại diện VBA (giữa) trong một phiên góp ý với Quốc hội.

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực VBA, cho biết Chiến lược Blockchain Quốc gia là bước tiến quan trọng của thị trường blockchain Việt Nam, thể hiện cam kết của Chính phủ và nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thúc đẩy nền kinh tế số. "Chúng tôi cam kết sẽ chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao để phát triển cộng đồng theo hướng nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn công nghệ blockchain," ông Trung chia sẻ.

VBA kỳ vọng việc phổ cập công nghệ blockchain theo định hướng chiến lược sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế số của Việt Nam. Chiến lược Blockchain Quốc gia là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong ứng dụng công nghệ blockchain, tận dụng lợi thế công nghệ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số.

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó lần đầu tiên định nghĩa Tài sản số như một loại tài sản vô hình được pháp luật bảo hộ. Điều này là một trong các biện pháp của Chính phủ để chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, nhằm đưa Việt Nam ra khỏi "danh sách xám" của FATF trước tháng 5/2025.

Kể từ khi Việt Nam được đưa vào danh sách xám của FATF vào tháng 6/2023, VBA đã tích cực đóng góp qua nhiều hoạt động như tổ chức hội thảo và đóng góp ý kiến nhằm xây dựng khung pháp lý Tài sản số phù hợp với tình hình thực tiễn và thông lệ quốc tế.

 

Bài viết liên quan

Giải quyết tình trạng tắc nghẽn dữ liệu trong mạng lưới Blockchain phi tập trung

OpenAI ra mắt tính năng tìm kiếm ChatGPT, bước vào cuộc cạnh tranh với Google và Microsoft

Ứng dụng AI AutoGLM có thể thay người dùng vận hành Smartphone

IBM, Google và nhiều công ty khác muốn đào tạo hàng triệu người về AI

Blockchain có thể giúp chống lại AI giả mạo trong các đợt airdrop tiền điện tử và bầu cử

Tại sao Blockchain cho doanh nghiệp là xu hướng lớn tiếp theo của tương lai

    Trang chủ Trang chủ
    Hotline Hotline
    Quote Quote
    Chat zalo Chat zalo
    Messenger Messenger